Trẻ con đứa dễ nuôi thì không sao, đứa khó nuôi, hay ốm đau hoặc “trai mùng một, gái hôm rằm” thì có lệ bán khoán con cho người khác, hoặc vào chùa, cửa Thánh.
Bán khoán con vào cửa Thánh theo tâm linh người Việt

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Sinh một đứa con như ý đã khó, nhưng nuôi con cái còn khó trăm bề. Đứa dễ nuôi thì không sao, đứa khó nuôi, hay ốm đau hoặc “trai mùng một, gái hôm rằm” thì phải bán khoán con cho người khác hoặc nhà chùa, cửa Thánh.


Ban khoan con vao cua Thanh theo tam linh nguoi Viet  hinh anh
 
Bán khoán con vào cửa Thánh theo nghĩa bóng, tức nhờ một người trong họ hàng hay làng xóm, đến dạm mua rồi nuôi hộ, khi đứa trẻ đủ một Giáp (12 năm) phải trả lại cho cha mẹ ruột, nên còn gọi là tục “bán khoán con”. 
 
Phần đông các gia đình mở tục bán khoán con có hai lý do chủ yếu: thứ nhất do đứa trẻ là con trai, thứ hai thuộc con cầu con khấn (cầu tự), không muốn đứa trẻ phải yểu tử. Theo tâm linh, do đứa trẻ xung khắc với cha mẹ ruột, nên xung kỵ, hay con sinh ra gặp tật bệnh khó nuôi, cần được “ly tổ” mới hóa giải được.
 
Trong tục bán khoán con vào cửa Thánh còn có những tục lệ khác. Đa số người ở miền Bắc, cha mẹ thường đem đứa nhỏ đến đền Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương) nơi thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (nay thường những nơi có phối tự thờ Đức Thánh Trần). Sắm một mâm xôi con gà, vàng nhang hoa quả cùng một tờ sớ xin bán khoán con cho Đức Thánh Trần bảo bọc nuôi dưỡng trong một số năm.
 
Cúng bán con xong, ngay tại đền họ đổi ngay họ tên cho con mình, thí dụ tên trong giấy khai sinh là Phạm Văn X. thì sau này phải gọi là Trần Quốc Y (Trần Quốc là họ của nhà Trần), có người còn đổi cả ngày tháng hay năm sinh theo ngày bán con cho Thánh.
 
Khi trở về nhà hay ngay tại đền, cha mẹ ruột liền bỏ con trước cửa, sẽ có người được hai bên bàn bạc từ trước (thường là người hợp vía, hợp tuổi với đứa trẻ), thấy cha mẹ đứa trẻ đã bỏ đi xa mới ra bế về nhà nuôi dưỡng.
 
Có gia đình chỉ nhờ nuôi trong một vài ngày lấy huông rồi đến xin lại, có người nhờ nuôi một số năm đã xin với Đức Thánh Trần. Sau này đứa trẻ có đến ba cha hai mẹ, ba cha là cha ruột, cha nuôi và cha đỡ đầu Đức Thánh Trần, hai mẹ là mẹ ruột cùng mẹ nuôi.
 
Trong tục bán khoán con vào cửa Thánh, cả hai gia đình đều không dám đánh đòn hay răn dạy đứa trẻ, vì đánh đứa trẻ như đánh con của Thánh, đứa trẻ còn được nuông chiều, ăn mặc sung sướng hơn cả cha mẹ đôi bên. Nhiều gia đình còn lo xa, nếu đứa trẻ là con trai, họ xỏ một bên lỗ tai trái cho đeo bông giả gái, như cho ma quỷ không nhận ra đứa trẻ để bắt đi.
 
Đến thời hạn bán khoán đã hết, gia đình đứa trẻ lại mang mâm xôi con gà, rượu trà hoa quả vàng nhang và tờ sớ đến đền, khấn xin được đưa con về nhà cha mẹ đẻ nuôi dạy. Lúc này đứa trẻ mới được gọi bằng tên thật, và gia đình dạy dỗ chúng như bao đứa trẻ khác.
► Lịch ngày tốt gửi đến độc giả những câu chuyện về thế giới tâm linh huyền bí có thật

ST

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Bán khoán


mau sac xem tử vi Xem hướng phòng ngủ tuổi Mậu người đá phong thủy là gì xem tử vi Xem tuổi vợ chồng theo bản bài trí bàn thờ phật và gia tiên mạng mộc hợp với màu xe gì con giáp tiền bạc rủng rỉnh trong tháng hoa giai các loại trần nhà bằng nhựa Hội Chùa Keo tu vi Top 3 con giáp chiều vợ vô điều cung ma kết Sao Hóa kỵ tuong so năm tân dậu mệnh gì Ã âm lịch Tuổi dậu sao tuyệt trong lá số tử vi cây cảnh phong thủy Dinh chùa bà Đanh Lich tật cửa chính sai phong thủy xem tử vi 50 Tên ý nghĩa dành cho bé Trai Lục sát son chóp mũi giờ tốt xuất hành đầu năm tu tru các ngôi chùa việt nam xem tay Bốc Phệ Xem hướng nhà tốt xấu cho phụ nữ Vài lưu ý để phát triển tốt các mối hoàng top 3 Điem Bể Mệnh khon So Chú Đại Bi hướng cửa chính theo phong thủy ĐÊM mối bói chỉ tay đường đi nước ngoài phong thủy là gì con số Hà Đồ